Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Choáng váng trước IS, Mỹ-NATO bỏ rơi Kiev?
Phương Tây đang nhận ra trái đắng mình gieo là chủ nghĩa phát-xít mới ở Ukraine và đau đầu trước tình hình chiến sự Trung Đông nên đã bỏ rơi Kiev?

 


Phương Tây “sốc” vì chủ nghĩa phát xít ở Ukraine?

 

Сhuyện các phần tử dân tộc chủ nghĩa và phát xít ráo riết đoạt quyền lực ở Ukraine đã bộc lộ ngay sau cuộc chạy trốn khỏi Kiev của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych, người bị các “chiến sĩ tự do Maidan” lật đổ hồi tháng 2. Nhưng để hiểu ra điều đó phương Tây đã phải mất đến bảy tháng, trong khi ở đất nước này đã có hàng nghìn người bị thiệt mạng.

 

Một số người có cách nhìn khiên cưỡng đặc biệt, khăng khăng không chịu thấy cái mà họ không muốn. "Quý vị tìm đâu ra chủ nghĩa phát-xít ở Ukraine?" - những nhân vật lớn tiếng cổ súy cho tự do nêu câu hỏi khi chính họ giương cao biểu ngữ Bandera màu đen và đỏ, tức là biểu tượng phát-xít để bày tỏ sự ủng hộ cái gọi là "nền dân chủ Ukraine”.

 

Các phương tiện truyền thông Nga công bố những bức ảnh, thước phim ghi lại cảnh chiến binh nổi loạn Ukraine đốt chết những người phản đối chúng trong Nhà Công đoàn Odessa, đánh đập chính trị gia đối lập, giết hại các nhà báo Nga, và cảnh hàng chục thi thể trên đường phố Donbass…, nhưng điều đó không cảnh tỉnh được họ.

 

Những người này khẳng định rằng, đó là kết quả của cuộc “cách mạng hòa bình”, lên nắm quyền tại Kiev là những nhà dân chủ thật sự, còn nước Nga chuyên chế đang cố gắng ngăn chặn con đường vươn tới tự do và những giá trị Tây phương của nhân dân Ukraine.

 

Các lãnh đạo Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản cũng nhìn tình hình theo con mắt như vậy và áp đặt ngày càng nhiều biện pháp trừng phạt chống Nga. Còn các phương tiện truyền thông phương Tây tuy thường quảng bá là "tự do và khách quan" thì dần dần đã biến thành công cụ tuyên truyền, cố gắng vẽ ra "bức tranh thế giới" mà tự họ cho là gần với sự thật.

 


Phương Tây giờ đã nhận ra “trái đắng” mà họ đã gieo ở Ukraine?

 

Rõ ràng chỉ bây giờ người ta mới bắt đầu nhận thức về mối nguy hiểm đích thực. Tờ “Tin điện” (The Telegraph) của Anh tuyên bố rằng chủ nghĩa cực đoan Ukraine đang trở nên không kiểm soát nổi, và điều đó có thể dẫn đến những hậu quả khủng khiếp.

 

Cái gì khiến “The Telegraph" hoảng sợ? Đó là sự kiện các chiến binh Pravyi Sector và những nhà “ái quốc” khác của Ukraine đang tiến hành cái gọi là “lễ tẩy uế rác”.

 

Đó là khi các quan chức và chính khách lên tiếng phản đối đám "quần chúng cách mạng" liền bị số này túm lấy ném vào thùng rác và ép buộc ngồi trong đống rác viết đơn xin từ chức. Cảnh này giống phiên tòa tự xử và hành hình vô tổ chức sơ khai không cần luật pháp Nhà nước - “The Telegraph” nhận xét.

 

Với Crimea và Donbass thì các phần tử dân tộc chủ nghĩa Ukraine không làm được như vậy. Đã im bặt cả những lời hứa hẹn rùm beng rằng sau khi “bình định Donbass, thu hồi Crimea” sẽ nhập cả khu vực Rostov và vùng lãnh thổ Krasnodar của Nga vào thành phần Ukraine, rồi sau đó tiến hành bạo loạn Maidan cả ở “Quảng trường đỏ” ở Moscow.

 

Vì vậy bọn “quốc xã Ukraine” cố gắng tìm sang châu Âu. Nhưng những lời hô hào "Vinh quang Ukraine" và "Ukraine trên hết" đã không nhận được sự đồng cảm mà cũng không khơi lên nhiệt tình nào. Các thành viên dân tộc chủ nghĩa Ukraine chỉ nhận lấy tiếng thét phẫn nộ, và đôi khi còn bị dân châu Âu cho ăn đòn.

 

Mới đây số này đã nhận bài học từ các sinh viên Đại học Tổng hợp Complutense của Madrid. Một nhóm phần tử dân tộc chủ nghĩa Ukraine cố gắng phá ngang bài thuyết trình về thảm họa nhân đạo ở Ukraine kết hợp với triển lãm ảnh về tội ác của chiến binh và công lực Ukraine tại Odessa và Donbass, nhưng chúng đã bị tống ra ngoài giảng đường.

 


Các chuyên gia OSCE đã phát hiện hơn 400 thi thể trong các ngôi mộ tập thể tại các khu vực trước đây quân đội và an ninh Ukraine đóng quân

 

Rồi sau đó các sinh viên Tây Ban Nha mang những lá cờ Ukraine thu được ném trước cửa tòa Sứ quán Ukraine và hô lên rằng “Chủ nghĩa phát-xít không được qua đây!”, giống như khẩu hiệu đấu tranh chống chủ nghĩa phát-xit thời trước.

 

Có thể nói là giới trẻ và người dân châu Âu nói chung thông minh hơn các nhà cầm quyền. Dù sao vẫn có hy vọng rằng cả các nhà lãnh đạo phương Tây cũng sẽ trở nên khôn ngoan hơn.

 

“Choáng” trước IS, Mỹ-NATO bỏ rơi Ukraine?

 

Trong khi các chính trị gia phương Tây vẫn “cố tình mơ hồ” thì các quan chức quân sự có vẻ thực dụng và tỉnh táo hơn. Mới đây, tướng Mỹ Wesley Clark - cựu Tư lệnh NATO ở châu Âu cho rằng, không nên chấp nhận cho Ukraine vào hàng ngũ của “Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương”.

 

Tình trạng không liên kết của Ukraine đã được quy định ở mức độ Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên, ngày 28 tháng 9, nội các Chính phủ Ukraine đã đệ trình Verkhovna Rada (Quốc hội) nước này dự luật về bãi bỏ tình trạng không liên kết của Ukraine và khôi phục đường lối tiến đến, gia nhập liên minh NATO.

 

Ủy ban An ninh Quốc gia và Quốc phòng của Quốc hội Ukraine là cơ quan phụ trách việc đề nghị xem xét và bãi bỏ tình trạng không liên kết của quốc gia này. Tuy nhiên, mọi việc chỉ có thể quyết định bởi các cơ quan chuyên trách của quốc hội mới, sẽ được bầu trong cuộc bầu cử ngày 26 tháng 10 sắp tới.

 

Trong cuộc tranh luận tại “Hội đồng Đại Tây Dương” - một trong những trung tâm phân tích địa chính trị và quân sự hàng đầu của Hoa Kỳ, tướng Clark tuyên bố: “…NATO không cần Kiev như một thành viên của khối và thực sự không nên tiếp nhận nước này vào NATO. Ukraine là một quốc gia đặc biệt”.

 


Tướng Wesley Clark - cựu Tư lệnh NATO ở châu Âu

 

Vị quan chức quân sự cấp cao này tuyên bố với RIA Novosti rằng, dù Khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đã nói bao nhiêu lần về việc mở rộng NATO và tuyên bố thế nào về giới hạn mở rộng của nó đi chăng nữa, khối này cũng chưa từng có kế hoạch chấp nhận Ukraine là một quốc gia thành viên.

 

Không những thế, NATO cũng phát tín hiệu muốn bình thường hóa quan hệ với Nga. Cựu Thủ tướng Na Uy Jen Stoltenberg - tân Tổng thư ký NATO đã cho rằng, sẽ chẳng có gì là nghịch lý khi hiện nay, Khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương có một mối quan hệ mang tính xây dựng với nước Nga.

 

Không riêng NATO, Washington cũng đang muốn làm lành với Moscow. Trong vấn đề giao tranh tại Ukraine, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phải thẳng thắn thừa nhận, chỉ có Nga - với ảnh hưởng của mình đến phe ly khai, mới có thể làm thỏa thuận ngừng bắn được thực thi một cách thực sự.

 

Dễ dàng nhận ra rằng, vấn đề Ukraine gia nhập khối đồng minh quân sự này phản ánh những mâu thuẫn giữa các vùng phía đông và phía tây của đất nước. Nửa phía đông thì hướng về Nga, trong khi nửa phía tây coi đây là một cơ hội để hòa nhập vào không gian của khối Bắc Đại Tây dương.

 

Thực tế thì đã không còn những lời lẽ cáo buộc, căng thẳng hay chụp mũ giữa Nga và Mỹ-EU. Vấn đề của Ukraine đang được trả về với những mâu thuẫn ban đầu của nó, đơn thuần là Kiev và ly khai phải tự giải quyết mà sẽ không có sự can thiệp của phương Tây ở đằng sau.

 

Mỹ và EU đã quá mệt mỏi vì vấn đề Ukraine, họ không còn tâm trí hậu thuẫn Ukraine và đối đầu với Nga. Những biến động trong tình hình Trung Đông đã khiến Mỹ và đồng minh đẩy vấn đề Ukraine xuống hàng thứ yếu.

 


Mỹ và đồng minh đang sa lầy trong cuộc chiến chống IS ở Trung Đông?

 

Các chiến dịch không kích tầm cỡ của Mỹ và đồng minh chỉ có tác dụng đối với các mục tiêu chiến lược cố định của IS, họ cũng không thể là lực lượng chi viện hỏa lực cho quân đội Iraq trên khắp chiến trường. Việc đưa thêm máy bay trực thăng tấn công Apache đến Iraq cũng chỉ để bảo vệ các mục tiêu trọng yếu, không có khả năng lật ngược tình thế trên chiến trường.

 

Vì vậy, sau những tổn thất ban đầu IS đã xốc lại lực lượng và tiếp tục trỗi dậy tấn công. Hiện tại, lực lượng phiến quân đã mở rộng địa bàn tới sát lãnh thổ của thành viên của NATO Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ-NATO đang lo sốt vó chuẩn bị cho khả năng thực thi trách nhiệm bảo vệ đồng minh của mình.

 

Vừa qua, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng đã tuyên bố, khối đồng minh quân sự này sẽ dốc sức bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ và không loại trừ khả năng đưa lực lượng mặt đất tới đó, nếu NATO thấy bất kỳ hành động nào đe dọa an ninh của nước này.

 

Trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 9-10/10 vừa qua, sau khi gặp gỡ Tổng thống và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Stoltenberg đã tham gia cuộc hội đàm với các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng, và lãnh đạo Bộ Tổng Tham mưu lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ để bàn bạc về những biện pháp đối phó với tình hình chiến sự đã lan đến giáp biên giới nước này.

 

Vì thế, Ukraine đã không còn là hướng ưu tiên số 1 của Mỹ và đồng minh, vấn đề cấp bách của họ hiện nay là tiêu diệt “đứa con hoang” IS không cho làm loạn ở Trung Đông nên bỏ mặc Kiev với mớ bòng bong đông nam và cuộc bầu cử hỗn loạn sắp tới. Ukraine nên tự mình lo cho mình đi là vừa!
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (04-05-2024)
    Tổng thống Ukraine Zelensky nói xung đột với Nga đang bước vào giai đoạn mới (04-05-2024)
    Anh lên tiếng về việc điều binh sĩ NATO tới Ukraine (04-05-2024)
    Ukraine tăng cường đánh phá Nga bằng khí cầu để làm cạn kiệt tên lửa (04-05-2024)
    Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng (03-05-2024)
    Phương Tây tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine, Nga phản ứng mạnh (03-05-2024)
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu (03-05-2024)
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)
    Israel không chấp nhận yêu cầu chấm dứt chiến tranh (01-05-2024)
    Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không (30-04-2024)
    Ukraine dùng tên lửa Mỹ tấn công cầu Crimea? (30-04-2024)
    Ukraine 'thách thức' Mỹ khi vẫn tấn công nhà máy lọc dầu Nga? (30-04-2024)
    Thái Lan thu hút lượng lớn khách du lịch Trung Quốc (30-04-2024)
    Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày (29-04-2024)
    Mỹ-Saudi Arabia gần hoàn tất thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ với Israel (29-04-2024)
    Ngoại trưởng Ai Cập: Chỉ có Mỹ mới có thể phá vỡ vòng xoáy bạo lực ở Gaza (29-04-2024)
    Đức bắt đầu xét xử vụ án âm mưu đảo chính bạo lực, tấn công Quốc hội (29-04-2024)
    Ukraine tuyên bố phá hủy hai đoàn tàu nằm sâu trong lãnh thổ Nga (29-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Tại sao người Nga “nghiện” Putin? (14-10-2014)
    Vì sao Tổng thống Ukraine thay một loạt quan chức cấp cao? (13-10-2014)
    Cuộc đời bí ẩn của siêu điệp viên 'hai mang' Stig Bergling (13-10-2014)
    Mỹ đang tìm cách bóp chết manh nha hình thành ngân hàng của TQ? (13-10-2014)
    Lời 'tiên tri' của Lý Quang Diệu về kỷ nguyên Trung Quốc (13-10-2014)
    Nga “vờn” Ukraine đến bao giờ? (13-10-2014)
    Rộ tin đồn Triều Tiên chuẩn bị một cú ‘thoát Trung’ ngoạn mục (12-10-2014)
    Thổ Nhĩ Kỳ quay sang thân Nga vì đã chán Mỹ (12-10-2014)
    “Thất lễ”, Tổng thống Ukraine bị ghẻ lạnh (12-10-2014)
    Bài học Trung Quốc: Cháy nhà hai đầu  (12-10-2014)
    Nga giành thế thắng trước Mỹ?  (12-10-2014)
    Vì sao tặng giải Nobel Hòa bình cho trẻ em? (11-10-2014)
    Nga: Hiện đại hóa quân sự chỉ còn là... giấc mơ? (11-10-2014)
    Lần trở lại của ông Nicolas Sarkozy (11-10-2014)
    Nga-Mỹ-Trung Quốc: Nhà cung cấp vũ khí chính cho…IS (10-10-2014)
    Hàn Quốc bắn chết thuyền trưởng tàu Trung Quốc (10-10-2014)
    Có Mỹ bảo trợ, Nhật 'mài kiếm' phòng Trung Quốc (10-10-2014)
    Bài học Trung Quốc: Bắc Kinh run sợ (10-10-2014)
    Phục hưng nước Nga: Thực tế chứng minh ngược (10-10-2014)
    Ukraine sắp rơi vào chiến tranh toàn diện? (09-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152895049.